NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Nếu bạn là người chuẩn bị học tiếng Hàn hay đang thực hiện những bước đầu tiên cho hành trang đi du học Hàn Quốc thì bên cạnh kiến thức về từ vựng, bạn cần sở hữu thêm kiến thức về ngữ pháp. Hãy cùng Humanbank tìm hiểu về các ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp thường dùng nhé!

 

Khái quát về ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp

Sơ cấp là cấp độ cơ bản nhất ở tất cả các ngôn ngữ, bao gồm những kiến thức cơ bản, làm nền móng cho người mới bắt đầu. Ở mức độ sơ cấp, người học bắt đầu làm quen với ngôn ngữ Hàn Quốc, được tiếp xúc với một ngôn ngữ mới với những kiến thức đa dạng là nền tảng cho quá trình sau này. Chính vì vậy, người học cần học kỹ những kiến thức tiếng Hàn sơ cấp để có thể giao tiếp cơ bản và sử dụng tiếng hàn thuần thục hơn.

Cấu trúc câu trong tiếng hàn 

Cấu trúc câu trong tiếng hàn có sự khác biệt rõ rệt với tiếng việt. Trong khi tiếng Việt lại mang cấu trúc Chủ ngữ + vị ngữ + tân ngữ thì câu tiếng Hàn được sắp xếp theo cấu trúc: chủ ngữ + tân ngữ + vị ngữ (động từ / tính từ ). Với đặc điểm nổi bật là động từ đứng cuối và vị trí của chủ ngữ, tân ngữ và bổ ngữ có thể thay đổi vị trí.

Ví dụ:

- Tiếng việt: Tôi ăn táo. Ở trong câu này, "tôi" là chủ ngữ, "ăn" là động từ, "táo" là tân ngữ.

- Tiếng hàn: 저는 사과를 먹다 (Tôi ăn táo). Ở câu này, "저"는 (tôi) là chủ ngữ, "사과"를 (táo) là tân ngữ, 먹 (ăn) là động từ.

Qua 2 ví dụ trên ta có thể thấy được sự khác biệt về cấu trúc của 2 ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt.

Tiểu từ /는

- Gắn vào sau danh từ, biến danh từ thành chủ ngữ trong câu.

- Danh từ có phụ âm cuối + 은.

- Danh từ không có phụ âm cuối + 는.

Ví dụ:

저는 링입니다 -> Tôi là Linh.

밥은 맛있어요 -> Cơm thì ngon.

Tiểu từ /

- Là tiểu từ đứng sau danh từ, biến danh từ thành chủ ngữ trong câu. 이/가 thường được sử dụng làm chủ ngữ thứ hai trong câu và là chủ ngữ của động từ, tính từ trong câu. Ngoài ra, thường được sử dụng khi xuất hiện tới lần thứ hai trở đi trong đoạn văn.

- Để nhấn mạnh vào phần chủ ngữ.

- Danh từ kết thúc bằng phụ âm +이.

-Danh từ kết thúc bằng nguyên âm + 가.

Ví dụ:

시계가 있습니다 -> có đồng hồ.

제가 학생입니다 -> tôi là học sinh.

Tiểu từ 을/를

- Là tiểu từ được gắn vào sau danh từ để biểu thị danh từ đó là tân ngữ trong câu.

- Danh từ kết thúc bằng phụ âm + 을.

- Danh từ kết thúc bằng nguyên âm + 를.

Ví dụ:

학생이 책을 읽어요 -> học sinh đọc sách.

저는 한국어를 공부해요 -> tôi học tiếng Hàn.

Các đuôi câu trong tiếng Hàn

Trong tiếng Hàn, đuôi câu làm một bộ phận quan trọng làm rõ ý nghĩa của câu. Đuôi câu trong tiếng hàn có nhiều loại và có nhiều điểm phải lưu í vì có tính ứng dụng cao không chỉ trong văn viết mà còn trong giao tiếp cuộc sống. 

N + 입니다: là 

- 이다 gắn vào danh từ có nghĩa tiếng Việt là “là”. Hình thức kính ngữ của이다 là 입니다, thường dùng trong câu trần thuật.

- Đây cũng là đuôi câu kính ngữ mang tính trang trọng cao, thường được dùng khi giao tiếp với người lớn tuổi hơn.

Ví dụ:

베트남 사람입니다 -> tôi là người Việt Nam.

저는 학생입니다 -> tôi là học sinh.

N + 입니까: (là)... phải không?

- 입니까 là hình thức nghi vấn (hỏi) của 입니다, có nghĩa trong tiếng Việt là “là… phải không?”

- Là đuôi câu kính ngữ trong tiếng Hàn.

Ví dụ:

베트남 사람입니까? -> bạn là người Việt Nam phải không?

학생입니다까? -> bạn là học sinh phải không?

N + 예요/이에요: Là 

- Đuôi câu định nghĩa, đứng sau danh từ định nghĩa nhằm giải thích cho chủ ngữ.

- Là đuôi câu kính ngữ thân thiện trong tiếng Hàn, mức độ kính ngữ thấp hơn 입니다.

- Danh từ (có patchim) + 이에요.

- Danh từ (không có patchim) + 예요.

Ví dụ:

저는 학생이에요 -> Tôi là học sinh.

저는 요리사예요 -> Tôi là đầu bếp.

N + 이/가아닙니다: Không phải (là)...

- Là đuôi câu phủ định, đứng sau danh từ nhằm phủ định chủ ngữ.

- Là đuôi câu kính ngữ cao nhất trong tiếng Hàn, là dạng phủ định của 입니다

- Danh từ (có patchim) + 이 아닙니다.

- Danh từ (không có patchim) + 가 아닙니다.

Ví dụ:

이 시람은 제 친구가 아닙니다 -> người này không phải bạn của tôi.

이것은 사전이 아닙니다 -> cái này không phải là từ điển.

N + /아니에요: Không phải là

- Đuôi câu phủ định, đứng sau danh từ nhằm phủ định chủ ngữ.

- Là đuôi câu kính ngữ thân thiện trong tiếng Hàn, là dạng phủ định của 예요/이에요.

- N (có patchim) + 이 + 아니에요.

- N (không có patchim) + 가 아니에요.

Ví dụ:

이것은책이아니에요 -> Đây không phải quyển sách.

여기는 병원이 아니에요: Đây không phải bệnh viện.

V/A + /습니다 

- Là đuôi được gắn vào sau thân động từ và tính từ, là hình thức chia câu ở nghi thức trang trọng, lịch sự.

- V/A (có patchim) + 습니다.

- V/A (không có patchim) + ㅂ니다.

Ví dụ:

유진 씨가 예쁩니다 -> Yoo Jin xinh đẹp.

지훈 씨가 냉면을 먹습니다 ->  Ji Hoon ăn mỳ lạnh.

Tính từ, động từ + /습니까

- Là đuôi kết thúc câu dạng nghi vấn của đuôi kết thúc câu trần thuật ㅂ/습니다.

- V/A (có patchim) + 습니까.

- V/A (không có patchim) +ㅂ니까.

Ví dụ:

유진 씨가 예쁩니까? -> Yoo Jin xinh đẹp phải không?

지훈 씨가 냉면을 먹습니까? ->  Ji Hoon ăn mỳ lạnh phải không?

Động từ + ()ㅂ시다

- Là đuôi câu được gắn vào sau thân động từ, là đuôi câu thể hiện tính trang trọng trong lời mời của người nó, để tạo thành câu đề nghị hoặc lời yêu cầu đối với người có quan hệ ngang bằng và thấp hơn. 

- Là kết câu trong câu cầu khiến, đi cùng với các động từ chỉ sự yêu cầu, cầu khiến, rủ rê, cùng làm một việc gì đó. Có nghĩa: hãy cùng, cùng.

- V (có patchim) + 읍시다.

- V (không có patchim) + ㅂ시다.

Ví dụ:

우리 내일 만납시다 -> ngày mai chúng ta gặp nhau nhé.

방에서 책을 읽읍시다 -> chúng ta cùng đọc sách trong phòng.

Hy vọng với những chia sẻ ở những chia sẻ ở trên sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho việc học tiếng Hàn của bạn trở nên tốt hơn. Còn gì thắc mắc hãy liên hệ với Humanbank để được tư vấn cụ thể hơn nhé! Chúc các bạn thành công!

Tư vấn và hỗ trợ

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ HumanBank
➡️ Địa chỉ: Tầng 23, Tòa T608, đường Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
➡️ Hotline: 0338062211
➡️ Email: contact@humanbank.vn
➡️ Facebook: facebook.com/humanbank.xkldduhoc
➡️ Website: humanbank.vn

❤️ Humanbank.vn là nơi bạn có thể tìm thấy hầu hết các đơn hàng xuất khẩu lao động và du học của hầu hết các quốc gia trên thế giới, cụ thể như:
-  Xuất khẩu lao động / Du học Hàn Quốc
-  Xuất khẩu lao động / Du học Nhật Bản
-  Xuất khẩu lao động / Du học Đài Loan
-  Xuất khẩu lao động / Du học Đức
-  Xuất khẩu lao động / Du học Canada
-  Xuất khẩu lao động / Du học Úc
- Xuất khẩu lao động Singapore, Trung Quốc, Hungary, Nga,...